Có phải bạn đang thắc mắc COO là gì không? Ghé đọc tất tần tật về COO ngay

Rate this post

Có lẽ mọi người hiện nay đều quen thuộc với chức danh CEO của các công ty rồi, nhưng các bạn có biết còn rất nhiều chức danh khác như COO, CFO, CMO … không? Đặc biệt là COO, có rất nhiều người vẫn luôn nhầm lẫn giữa chức danh này với CEO. Cùng tìm hiểu COO là gì và COO nắm giữ vai trò thế nào trong doanh nghiệp nhé

 

COO là chức danh gì?

COO là viết tắt của từ gì? COO là chức vụ gì? Đầu tiên chúng ta cần làm rõ hai vấn đề này trước. COO là chữ viết tắt của cụm từ Chief Operating Officer, dịch ra có nghĩa theo tiếng Việt là giám đốc điều hành. Đọc đến đây có lẽ sẽ có nhiều người lầm tưởng rằng COO giống như CEO. COO là người sẽ chịu trách nhiệm về việc điều hành các hoạt động của doanh nghiệp, đây là người sẽ lên kế hoạch cho viecj doanh nghiệp sẽ vận hành như thế nào. COO có thể coi là một chức vụ quyền cao chức trọng chỉ sau CEO. Ở một số tập đoàn lớn thì COO còn được gọi là phó chủ tịch điều hành nữa.

COO dịch ra tiếng Việt là Giám đốc điều hành nhưng không phải cùng chức vụ với CEO trong doanh nghiệp

Có thể nói COO là một chức danh đầy uy quyền trong các doanh nghiệp nhưng không phải công ty nào cũng có vị trí này, đặc biệt là các công ty vừa và nhỏ thì lại càng hiếm. Thông thường thì CEO sẽ đảm nhiệm luôn vị trí của COO này nhưng quy mô càng lớn thì CEP càng cần một người để san sẻ.

Vai trò của COO

Có lẽ sẽ rất nhiều người thắc mắc về vai trò của COO vì nghe tên chức vụ có vẻ khá là mơ hồ. Giám đốc điều hành sẽ đóng góp gì cho doanh nghiệp? Khi các bộ phận đã vào guồng quay ổn định thì liệu COO có còn quan trọng với doanh nghiệp nữa không? Vai trò của COO trong các lĩnh vực khác nhau và theo quy mô doanh nghiệp cũng hơi khác nhau nhưng sẽ vẫn có vài vai trò cơ bản mà người COO nào cũng sẽ đảm nhiệm.

Nhiệm vụ đầu tiên của COO là Giám sát quản lý hệ thống vận hành thường ngày của doanh nghiệp, đồng thời báo cáo lại cho CEO tình hình tổng quát, đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề.

Tiếp nhận chiến lược từ CEO và hiện thực hóa bằng các kế hoạch cụ thể, triển khai xuống từng bộ phận.

Đề ra các chiến lược và kế hoạch hoạt động phát triển cho doanh nghiệp.

Thúc đẩy sự liên kết nhuần nhuyễn giữa các bộ phận, tăng sự tương tác và giao lưu trong toàn công ty để nâng cao năng suất cũng như văn hóa doanh nghiệp.

Quản lý và giám sát nguồn nhân lực cũng là một phần trong công tác của COO, tuy nhiên COO cũng không phải là người quản lý trực tiếp mà sẽ nghe báo cáo từ phòng Nhân sự.

COO ở một vài doanh nghiệp còn có thể kiêm luôn các nhiệm vụ về mảng sản xuất hay nghiên cứu, thậm chí còn có thể là tiếp thị nữa.

COO phải quản lý rất nhiều đầu việc và chịu trách nhiệm về việc vận hành hệ thống trong doanh nghiệp

Làm thể nào để trở thành một COO

Để có thể ứng tuyển vào vị trí COO – Giám đốc điều hành của một công ty không phải là điều đơn giản. Không chỉ có bằng cấp được yêu cầu cao, ví dụ như bằng cử nhân cần là các ngành liên quan, hoặc có bằng MBA; chức vụ này còn yêu cầu cần có kinh nghiệm. Kinh nghiệm khác ngành hay tùy ngành, một năm, năm năm hay thậm chí là 15 năm sẽ là do công ty đề ra nhưng chắc chắn không phải là điều kiện đại trà ai ai cũng có thể ứng tuyển được rồi. Đó cũng là lý do rất ít tập đoàn lớn có COO trẻ tuổi.

Nếu đọc được những trách nhiệm mà COO phải gánh ở phần trước thì chắc chắn nhiều người sẽ phải bật thốt lên rằng COO thật toàn năng. Ở một khía cạnh nào đó thì đúng là vậy đấy, vị trí COO thường đòi hỏi bạn phải có rất nhiều kỹ năng để có thể quản lý được tất cả các bộ phận và điều hành được cả một hệ thống doanh nghiệp.

Để trở thành một COO thì không chỉ cần bằng cấp và năng lực mà còn phải dựa vào kinh nghiệm dày dặn

Phân biệt CEO và COO

Hiện nay có rất nhiều người nhầm lẫn hai vị trí CEO và COO vì khi dịch ra tiếng Việt có thể khiến nhiều người hiểu lầm. CEO và COO khi dịch ra thì đều là Giám đốc điều hành, ở Việt Nam thì người ta nghe đến CEO nhiều hơn. Nhưng trong các tập đoàn lớn hay các doanh nghiệp nước ngoài thì CEO sẽ giữ trách nhiệm ra quyết định mọi hoạt động của công ty, còn COO là người trực tiếp giám sát và điều hành hoạt động thường ngày tại doanh nghiệp. Như vậy CEO là “thủ lĩnh tối cao” của công ty và sau đó chính là COO.

COO sẽ là người làm việc trực tiếp với lãnh đạo các phòng ban như Giám đốc tài chính CFO, Giám đốc Marketing CMO, Giám đốc công nghe CTO …. Sau đó báo cáo lại cho CEO. Trong bộ máy của một doanh nghiệp, có thể coi CEO là bộ não còn COO chính là tay chân. Mặc dù không phải công ty nào cũng có chức danh COO nhưng chắc chắn những doanh nghiệp có COO thì họ đều là những người rất tài giỏi và là người có thể san sẻ rất nhiều việc với CEO, đó chính là cách các tập đoàn lớn có thể duy trì hoạt động lâu dài.

Để phân biệt chúng ta có thể hiểu đơn giản là COO sẽ dưới quyền CEO và cần phải báo cáo cho CEO tình hình hoạt động

Trên đây là những điều cơ bản về một COO, chính vì vị trí này trước nay khiến nhiều người nhầm lẫn với CEO nên chưa nhiều người biết đến vai trò cũng như công việc thực sự của những người COO trong các tập đoàn hiện nay. Theo một khía cạnh nào đó thì COO có vai trò quan trọng gần như bậc nhất trong doanh nghiệp khi phải hiện thực hóa mọi yêu cầu đề ra của CEO nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện được theo năng lực và sự phối hợp của các phòng ban. Chính vì vậy mà COO phải là một người có kinh nghiệm và kiến thức toàn diện mới có thể đảm đương được rất nhiều trọng trách cùng một lúc.

=> Hướng dẫn xóa file cứng đầu cực kì đơn giản

=> Liệu tab ẩn danh có thực sự riêng tư và không để lại dấu vết như bạn tưởng không?

=> Bảng mã ASCII chuẩn nhất và đầy đủ nhất mà bạn cần biết

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *