Giới trẻ ngày nay chắc chẳng ai biết đến thú vui của những trò chơi dân gian này

Rate this post

Những trò chơi giải trí của thế hệ 8x, đầu 9x và những trò chơi giải trí bây giờ rất khác nhau. Có lẽ trẻ nhỏ bây giờ sẽ có nhiều trò chơi công nghệ hiện đại với rất nhiều sự lựa chọn mà chẳng cần “đồng bọn”. Nhưng thế hệ trước không có công nghệ như vậy nhưng lại có những trò chơi dân gian vô cùng thú vị. 

Bịt mắt bắt dê

Đây có lẽ là trò chơi quen thuộc nhất với thế hệ trẻ ngày trước. Bịt mắt bắt dê là một trò chơi vận động tập thể khá vui và mang đến nhiều lợi ích ngoài giải trí cho trẻ em, đó là khả năng phán đoán cộng với việc luyện tập các giác quan như thính giác, xúc giác … Trò chơi này có vài cách chơi nhưng cách chơi phổ biến nhất như sau: Sử dụng cách rút thăm hoặc oẳn tù tì để chọn ra người bị bịt mắt. Những người còn lại sẽ làm dê. 

Sau khi người tim dê bị bịt mắt, những “con dê” còn lại sẽ đứng thành vòng tròn quanh người tìm dê. Những trẻ còn lại thì đứng thành vòng tròn. Những con dê này luôn phải kêu “be be” để làm loạn thính giác của người bắt dê, nhưng những con dê này cũng không được chạy ra khỏi vòng tròn. Người bắt dê sẽ đi tìm con dê, nếu để người bắt dê tóm được thì con dê sẽ thay thế để trở thành người bắt dê. 

Trò chơi bịt mắt bắt dê là một trò chơi phổ biến nhất hàng chục năm về trước của thế hệ trẻ em

Ngoài ra còn 1 cách chơi khá phổ biến khác là những con dê sẽ nắm tay chạy theo vòng tròn và khi người bắt dê hô “Dừng” thì những con dê phải đứng im bất động. Người bắt dê khi tóm được con dê sẽ đoán xem con dê đó là ai, nếu đoán đúng thì con dê đó sẽ bị thua và trở thành người bị bịt mắt. Nếu đoán sai thì vòng chơi sẽ tiếp tục. 

Mèo đuổi chuột

Trò chơi này dù không phổ biến như trò Bịt mắt bắt dê nhưng cũng là trò chơi đem lại nhiều tiếng cười vui nhộn và chắc chắn là một trò chơi phát triển vận động cực kì tốt. Tuy nhiên, trò chơi này đòi hỏi cần khá nhiều người chơi tham gia, cũng chính vì vậy mà Mèo đuổi chuột ít được chơi khi không đủ quân số. Luật chơi cũng khá đơn giản. Sẽ có 2 người được chọn làm mèo và chuột. Những người còn lại sẽ đứng thành 2 vòng tròn ( hoặc 1 vòng tròn tùy vào số người chơi ): vòng tròn nhỏ ở trong và vòng tròn lớn ở ngoài, nhưng số người của hai vòng tròn phải bằng nhau. Người ở vòng tròn nhỏ và lớn sẽ đứng quay mặt vào nhau, nắm hai tay của nhau và đưa lên cao tạo thành cửa hang. Sau đó “chuột” và “mèo” sẽ đứng quay lưng vào nhau giữa vòng tròn nhỏ. Khi hiệu lệnh bắt đầu thì “chuột” sẽ bắt đầu chạy quanh các hang và “mèo” sẽ phải đuổi theo chuột đúng theo lộ trình mà chuột chạy. Nếu trong thời gian quy định mèo không bắt được chuột thì mèo thua, ngược lại nếu mèo bắt được thì vai diễn sẽ đổi ngược lại hoặc chọn hai bạn khác để chơi. 

Mèo đuổi chuột cũng là một trò chơi dân gian rất vui nhưng khá dễ mệt, phù hợp cho trẻ thích vận động

Rồng rắn lên mây

Cái tên Rồng rắn lên mây này chắc chắn là cái tên không thể quen thuộc hơn với thế hệ 8x đầu 9x. Hầu như đứa trẻ nào thời đó cũng đã từng chơi và yêu thích trò chơi này. Trong các trò chơi vận động thể chất thì Rồng rắn lên mây có lẽ là trò chơi được yêu thích nhất thời đó. 

Luật chơi không khó, nhưng buộc người chơi phải thuộc bài vè. Bài vè sau đây không phải là phiên bản duy nhất nhưng cũng có lẽ là phiên bản phổ biến nhất. Trò chơi có 2 phe là “thấy thuốc” và “Rồng rắn”. Vai thầy thuốc chỉ có 1 người đứng hoặc ngồi tại chỗ. Còn rồng rắn thì tất cả những người còn lại sẽ xếp thành một hàng nối đuôi nhau, người sau cầm áo người trước và có một người làm “đầu”. Rồng rắn sẽ đi một vòng và vừa đi vừa đọc bài vè sau: 

Rồng rắn lên mây

Có cây lúc lắc

Có nhà hiển minh

Hỏi thăm thầy thuốc

Có nhà hay không?

Trò chơi dân gian Rồng rắn lên mây có bài vè rất hay và cũng là trò chơi phổ biến nhiều năm về trước

Khi đọc xong bài vè thì đoàn rồng rắn đứng lại trước mặt thầy thuốc. Thầy thuốc có quyền đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau: “Thầy thuốc đi ngủ”, “Thầy thuốc đi chơi” … hoặc “Có nhà, cần gì?” Nếu thầy thuốc không có nhà thì đoàn rồng rắn lại đi tiếp và đọc bài vè lần nữa. Nếu thấy thuốc có nhà thì người đầu tiên của đoàn rồng rắn tiếp tục hỏi đáp với thầy thuốc: 

Rồng rắn: Cho tôi xin ít lửa?

Thầy thuốc: Lửa để làm gì?

Rồng rắn: Lửa về kho cá

Thầy thuốc: Cá mấy khúc

Rồng rắn: Cá 3 khúc

Thầy thuốc: Cho tôi xin khúc đầu

Rồng rắn: Cục xương cục xẩu

Thầy thuốc: Cho tôi xin khúc giữa

Rồng rắn: Cục máu cục me

Thầy thuốc: Cho tôi xin khúc đuôi

Rồng rắn: Tha hồ mà đuổi

Sau câu này thì thầy thuốc bắt đầu đuổi theo để tóm được “đuôi rồng rắn”. Đầu rắn sẽ phải chạy lại chắn không cho thầy thuốc tóm được đuôi, nhưng trong lúc đuổi nếu đuôi bị rớt mất người nào thì người đó cũng thua và chọn ra người để thay thế thầy thuốc. Trò chơi này vừa đòi hỏi khả năng vận động vừa yêu cầu tính linh hoạt cùng đoàn kết, đặc biệt là sự dẫn dắt bảo vệ của “đầu rắn”. Có thể nói Rồng rắn lên mây chính là cái tên các trò chơi dân gian được ưa chuộng và đem lại nhiều niềm vui cho lớp trẻ thơ hàng chục năm về trước.

Ngoài những trò chơi trên thì còn rất nhiều trò chơi dân gian đậm bản sắc dân tộc khác

3 Trò chơi trên đây chỉ là một trong 100 trò chơi dân gian, thậm chí còn nhiều hơn trong văn hóa Việt Nam các triều đại từ xưa đến nay. Dù hiện nay ít được thấy các trò chơi này hơn như trò chơi bánh xe quay, chơi chuyền, chơi nhảy dây …. Nhưng đây vẫn là một nền văn hóa đáng quý mà các bậc phụ huynh nên cho con em tham gia, vừa để phát triển trí tuệ và thể chất, vừa để con em nắm bắt được văn hóa và bản sắc dân tộc.

=> Nhạc thiếu nhi giải trí mang ý nghĩa giáo dục cao tại đây

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *