Mỗi mùa tựu trường, ngày lễ Thầy cô hay mùa chia tay đều là những khoảnh khắc mà những bài hát về thầy cô được vang lên và đem đến nhiều xúc cảm cho người nghe, đặc biệt là những bạn học sinh tuổi đến trường vừa có chút nhớ thầy nhớ lớp vừa luyến tiếc những tháng ngày học trò.
Những bài hát hay về thầy cô giáo không giống như những bài hát tình yêu, có lẽ không phải lúc nào người ta cũng lắng nghe, nhưng chỉ cần bắt một khoảnh khắc nào đó, thì những bài hát ấy lại gợi nên rất nhiều tình cảm trong lòng người nghe, về hồi ức những người thầy người cô đã dạy bảo mình suốt quãng đời học tập dưới mái trường. Dưới đây là những bài hát hay về thầy cô và mái trường có lẽ bạn sẽ muốn nghe.
Bụi Phấn
Đây có lẽ là bài hát huyền thoại của hội học sinh biết bao thế hệ, dù bạn học ở đâu cũng có thể nghe được bài hát này. Đây là bài hát được nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ lại nhạc từ bài thơ cũng tên Bụi Phấn của nhà thơ Lê Văn Lộc. Đây giống như một bài ca cửa miệng mà mỗi học sinh đều được học và thuộc lòng từng giai điệu và lời bài hát. Những nốt nhạc nhẹ nhàng, trầm lắng như lời tâm tình bộc bạch lại gây nên cảm xúc mãnh liệt về những người thầy người cô đã dìu dắt mình đi qua bao thăng trầm học tập. Lời các bài hát về thầy cô giáo này đã vẽ nên hình ảnh của cả một lớp người.
=> Nghe những bai hát thiếu nhi hay nhất về thầy cô tại đây
Đại diện cho những bài hát nói về thầy cô, lời ca của Bụi phấn không quá hoa văn, thậm chí là một bài hát dành cho học sinh nên ca từ khá ngắn và đơn giản nhưng lại phác họa được hình ảnh của những thầy cô dành cả cuộc đời bên bảng đen và phấn trắng, mỗi khi viết lên tri thức đều trở thành một hình ảnh bụi phần bay bay quen thuộc kì diệu.
Bụi phấn là bài hát về thầy cô mà hầu như đứa trẻ nào cũng thuộc lòng
Nhớ ơn thầy cô:
Đây là một trong những bài hát về thầy cô giáo của thiếu nhi thường được lựa chọn trong các dịp lễ 20/11 hàng năm, một bài hát thay lời cảm ơn của toàn bộ học sinh đến với lớp người dìu dắt, chăm sóc các em hàng ngày trong những năm tháng học sinh đáng nhớ nhất. Ca khúc “Nhớ ơn thầy cô” được nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện chắp bút là một ca khúc khá sôi động và mang một màu sắc của tuổi trẻ.
“Nhớ ơn” tức là một cảm xúc khi nghĩ về quá khứ, bài hát là câu chuyện về thăm trường xưa với bao kỉ niệm ùa về. Có lẽ khi chia xa, cảm xúc càng trở nên mãnh liệt hơn, cũng khiến lòng người bồi hồi. Trong cuộc đời mỗi người thì quãng đời học sinh có lẽ vẫn là khoảng thời gian vui vẻ ý nghĩa nhất.
Kỷ niệm mái trường:
Thêm một tựa bài hát về mái trường thầy cô và bạn bè quen thuộc nữa được thế hệ học sinh yêu thích, nhất là thế hệ 8x đầu 9x. Bài hát này luôn có mặt trong các buổi lễ văn nghệ của trường, hầu như học sinh nào cũng có thể cất tiếng hát xướng ca toàn bộ bài hát. Kỷ niệm mái trường là một sáng tác của Minh Phương, bài hát này không chỉ được bao thế hệ học sinh và thầy cô yêu thích mà còn xuất sắc giành được giải nhất trong cuộc thi Tuổi đời mênh mông tổ chức vào năm 2001. Bài hát này rất hợp cho những mùa chia tay cuối cấp, cùng nhau ôn lại khoảng thời gian đáng nhớ dưới mái trường.
Những bài hát về trường lớp thầy cô luôn gây cho người ta cảm xúc bồi hồi khi về thăm trường cũ
Khi tóc thầy bạc:
Nếu nhắc đến những bài hát về thầy cô bạn bè thì làm sao có thể quên mất bài hát “Khi tóc thầy bạc”? Bài hát này đã đi qua biết bao thế hệ, cũng lấy đi nước mắt của không biết bao nhiêu người khi nghĩ về người thầy đáng kính. Cũng là bài hát về thầy cô nhân ngày 20-11 được nghe nhiều nhất.
Trong bài hát “Khi tóc thầy bạc” của nhạc sĩ Trần Đức, hình ảnh người thầy dần già đi theo từng lớp người học sinh được khắc họa vô cùng sắc nét, mộc mạc nhưng lại dạt dào tình yêu thương. Hình tượng ấy là đại diện cho cả một lớp người dẫn dắt mầm non đất nước, là những người thầy người cô luôn cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người.
Tóc thầy bạc trắng là hình ảnh khiến bất cứ người học sinh nào cũng xúc động, đó là toàn bộ cuộc đời giảng dạy của người thầy, cũng là toàn bộ tâm huyết, tình yêu đối với học sinh, hết lớp này đến lớp khác, trao tặng cho xã hội những con người xuất sắc nhất.
Khi tóc thầy bạc của nhạc sĩ Trần Đức đã vẽ nên hình ảnh một người thầy dành cả cuộc đời cho sự nghiệp dẫn dắt học trò
Mái trường mến yêu:
Không chỉ là một trong các bài hát về thầy cô và mái trường phổ biến mất mà bài hát này còn là một bài hát được đưa vào chương trình giảng dạy của nhiều lớp thiếu nhi. Bài hát với giai điệu vui tươi nhịp nhàng đầy sức sống lại thể hiện được tình yêu nhỏ bé ấm áp với mái trường, thầy cô, bạn bè. Bài hát được viết bài nhạc sĩ Lê Quốc Thắng vừa mới ra mắt đã nhanh chóng nhận được sự yêu thích của phần lớn các bạn nhỏ. Hình ảnh mái trường mến yêu, thầy cô dìu dắt, … đều được miêu tả sống động trong từng giai điệu và lời bài hát.
Ấn tượng đầu tiên mà bài hát này mang lại là sự vui tươi rộn ràng, những kỉ niệm dưới mái trường cứ thế hiện lên một cách nhẹ nhàng và khó quên như thế. Những ngày tháng đó gắn liền với “hàng cây xanh thắm”, “loài chim đang hót”, … Thời gian cứ êm đềm theo tháng năm, tình yêu của thầy cô chưa bao giờ thay đổi. Lời bài hát có cả tả cảnh và tả tình gây rung động người nghe nhưng vẫn không làm mất sự ngây ngô vốn có của tuổi thơ.
Người thầy năm xưa:
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung là tác giả của rất nhiều bài hát nổi tiếng, nhưng nếu nhắc đến những bài hát về thầy cô hay nhất thì có lẽ cái tên “Người thầy năm xưa” sẽ đứng đầu danh sách. Bài hát có giai điệu mềm mại, ngọt ngào lại chứa đựng những xúc cảm rung động nhất chạm vào trái tim mỗi người nghe. “Người thầy năm xưa” khiến ta phải nhớ lại những hồi ức tươi đẹp của những năm tháng ngồi trên lớp học, lắng nghe những bài giảng của thầy cô, vắt óc giải bài tập hay vui đùa với bạn bè trang lứa. Trong những ca sĩ thể hiện bài hát này thì có lẽ Khánh Ngọc là người xuất sắc nhất.