Kể từ khi ca khúc Silent Night – bài hát Giáng Sinh đầu tiên ra đời vào năm 1818, đến nay đã có rất nhiều sáng tác khác viết về dịp lễ cuối năm. Hầu như quốc gia nào trên thế giới cũng có bài hát về ngày lễ hội được mong chờ nhất trong năm này. Dù có hàng nghìn ca khúc mới viết về ngày lễ Noel nhưng không thể phủ nhận những bản nhạc Giáng Sinh xưa kinh điển chưa bao giờ vắng bóng mỗi khi ngày 24/12 cận kề.
Silent Night
Có thể gọi Silent Night là ca khúc nhạc Giáng Sinh xưa nhất trong lịch sử. Ca khúc này có tên gọi nguyên bản tiếng Đức là Stille Nacht, nghĩa là đêm thánh tĩnh lặng. Bài hát này được ra đời, gắn liền với một câu chuyện vô cùng tình cờ tại nước Áo. Đó là đêm 24 tháng 12 năm 1818 tại nước Đức, cây đàn organ của nhà thờ St. Nicholas bị hỏng, không kịp sửa chữa để kịp cho buổi Thánh lễ lúc nửa đêm.
Đứng trước tình hình này, vị linh mục trẻ Joseph Mohr đã vội tìm đến nhạc sĩ đàn organ của nhà thờ – ông Franz Xaver Gruber, để sáng tác giai điệu cho bài thơ Stille Nacht. Bài thơ này đã được linh mục Joseph Mohr sáng tác 2 năm trước đó. Rất nhanh chóng, nhạc sĩ Franz Xaver Gruber đã hoàn thành yêu cầu của linh mục Mohr. Hai người đã cho trình diễn bài hát Stille Nacht tại nhà thờ St. Nicholas ngay đêm hôm đó.
Ca khúc này vốn dĩ được tạo ra để khắc phục tình hình khẩn cấp trong đêm Noel năm đó tại nước Đức nhưng không ngờ, nó này nhanh chóng trở thành bài hát Giáng Sinh được yêu thích nhất trên toàn cầu. Đến năm 1859, ca khúc được mục sư John Freeman Young tại nhà thờ Trinity, New York dịch ra tiếng Anh với tên gọi Silent Night. Đây cũng là bản dịch phổ biến nhất trên thế giới.
Vào thời Thế chiến I, Silent Night là bài hát duy nhất cả quân đội Anh và Đức đều biết. Ca khúc được hát ngân vang tại hai bên chiến tuyến, như một liều thuốc tinh thần giúp xoa dịu đi nỗi đau thể xác của binh lính khi đó. Kể từ đó đến nay, Silent Night vẫn tiếp tục giữ vững vị trí nhạc Giáng Sinh xưa bất hủ.
Jingle Bells
Có thể bạn đã không nhận ra rằng trong toàn bộ bài hát Jingle Bells, chúng ta không hề nghe thấy bất kì một câu hát nào có từ Chrismas hay Noel hay thậm chí không nhắc đến ông già Noel Santa Claus và những chú tuần lộc. Nhưng giai điệu và không khí mà bài hát mang lại ngay lập tức khiến người ta ngay lập tức nghĩ đến mùa lễ hội lớn nhất trong năm. Khi tiếng chuông nhà thờ vang lên ở ngay những nốt nhạc đầu tiên, có lẽ bất kì ai cũng thấy trong lòng rạo rực một không khí Giáng Sinh nhộn nhịp.
Thực chất ca khúc này không phải bài hát dành cho Giáng Sinh. Nhạc sĩ người Mỹ James S. Pierpont đã sáng tác Jingle Bells năm 1840 cho ngày Lễ Tạ ơn. Tuy nhiên ca khúc được biểu diễn thành công lần đầu tiên vào ngày 24/12 nên nhiều người đã lầm tưởng nó là nhạc Giáng Sinh xưa. Giáng Sinh đến mang theo những bông tuyết buốt lạnh trắng xóa, những cây thông Noel có gắn chiếc chuông nhỏ và đầy ắp món quà bí ẩn, những ánh đèn lung linh ấm áp bên bàn tiệc thịnh soạn – nơi có đầy ắp tiếng cười và chan hòa niềm vui của mỗi thành viên trong gia đình,… Jingle Bells đã gợi nhắc về tất cả những hình ảnh đó.
Ban đầu, Jingle Bells có tên gọi là One Horse Open Sleigh – một câu hát xuất hiện trong phần điệp khúc. Tuy nhiên qua thời gian, bài hát đã được sửa lại với tên gọi chính thức như hiện tại. Giai điệu tươi vui của bài hát đã tái hiện không khí Giáng Sinh ấm áp, rộn ràng đầy ắp sắc màu của cây thông và những đồ trang trí. Và tất nhiên không thể thiếu tiếng cười giòn rã của đoàn người đang tấp nập sắm sửa cho dịp cuối năm.
Ca khúc mang đậm phong cách Giáng Sinh xưa Jingle Bells đã được dịch ra hàng trăm thứ tiếng khác nhau trên thế giới, được thể hiện bởi hàng ngàn ca sĩ với những phong cách khác nhau. Tuy nhiên, phiên bản Jingle Bells gây ấn tượng nhất là của nhạc người Đức Boney M. Boney M đã khơi dậy nguồn hứng khởi mà ca khúc này mang lại và trở thành phiên bản đáng nhớ nhất trong các phiên bản Jingle Bells, đi sâu vào tiềm thức của khán giả toàn cầu.
Santa Claus is coming to town
So với hai ca khúc kể trên, Santa Claus is coming to town có tuổi đời chưa tới 100 năm. Ca khúc được sáng tác năm 1934. Ngay từ lần đầu tiên được phát sóng trên radio với phần thể hiện của ca sĩ Eddie Cantor, Santa Claus is coming to town đã ngay lập tức tạo nên cơn sốt trên toàn nước Mỹ bởi lời ca vô cùng dễ thương, đặc biệt là đối với các em nhỏ tin vào sự tồn tại của ông già Noel: Tốt nhất con nên cẩn thận đó, đừng có khóc và cũng đừng có bĩu mỗi. Ta sẽ nói cho con nghe lí do tại sao, đó là vì Santa Claus đang trên đường đến thị trấn rồi”.
Theo truyền thuyết từ xa xưa, Santa Claus hay còn được biết đến với tên gọi quen thuộc là ông già Noel, sẽ cưỡi tuần lộc và mang quà đến cho trẻ em trên khắp thế giới thông qua ống khói của mỗi gia đình vào đêm Giáng Sinh. Tất nhiên không phải đứa trẻ nào cũng được nhận quà tự ông già Noel. Ông ta có một danh sách dài liệt kê những em bé ngoan và em bé hư. Những em bé nào đã ngoan ngoãn trong suốt cả một năm qua sẽ được ông già Noel tặng cho những món quà đúng như mong ước, còn đứa trẻ hư sẽ chỉ nhận được than đá mà thôi.
Truyền thuyết này đã gắn liền với tuổi thơ của nhiều người trên khắp thế giới. Đây cũng chính là nguồn cảm hứng cho ca khúc nhạc Giáng Sinh xưa Santa Claus is coming to town ra đời. Không chỉ các em nhỏ thấy hào hứng đón chờ ông già Noel sau khi nghe ca khúc này, mà chắc hẳn cả những người lớn, những vị phụ huynh biết về sự tồn tại không có thật của ông già Noel cũng bồi hồi khi nghe giai điệu bài hát vang lên. Bởi nó gợi nhắc lại một tuổi thơ ngô nghê đã luôn tin vào truyền thuyết về ông già Noel, phấn đấu ngoan ngoãn suốt cả năm để được Santa Clause ghé thăm vào trao quà vào đêm Thánh huy hoàng.