Tỏi đen là gì? Bật mí công dụng và cách làm tỏi đen cực đơn giản tại nhà

Rate this post

Tỏi đen vừa tốt cho sức khỏe, vừa ăn ngon miệng. Vì thế, tỏi đen ngày càng được sử dụng phổ biến. Không chỉ trong các nhà hàng chất lượng cao hay trong nhiều món ăn nổi tiếng trên thế giới. Mà còn trong cả những bữa ăn hàng ngày.

Tỏi đen là gì?

Tỏi đen có tên tiếng Anh là Black garlic. Đây là sản phẩm được tạo ra nhờ quá trình lên men và làm chín tỏi tươi ở nhiệt độ cao. Quy trình và quá trình làm tỏi đen được kiểm soát hết sức chặt chẽ về điều kiện nhiệt độ, cũng như độ ẩm để xử lý tỏi tươi thành tỏi đen.

Sau khi tỏi tươi được lên men ở nhiệt độ cao, hợp chất Melanoidin sẽ được hình thành. Chính hợp chất này tạo thành màu đen tự nhiên của tỏi đen. Hợp chất Melanoidin có thể ăn được và không gây nguy hiểm gì cho cơ thể chúng ta.

Tỏi đen có tác dụng gì?

Theo các nhà khoa học, tỏi đen có các tác dụng sau đây:

Bảo vệ cơ thể chống ung thư và giảm cholesterol xấu.

Quá trình lên men dài đã biến tỏi bình thường thành một loại “siêu tỏi” (super-garlic). Nó chứa hợp chất S-allylcysteine (một thành phần tự nhiên có trong tỏi tươi). Cùng với đó là một dẫn xuất của amino acid cysteine. Hàm lượng của chúng được tìm thấy trong tỏi đen lớn hơn nhiều so với tỏi tươi. Hai thành phần đó có thể làm giảm cholesterol xấu và giảm nguy cơ bị ung thư.

Tỏi đen có tác dụng tăng cường miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống bệnh tật.

Tỏi tươi chứa các tác nhân chống vi khuẩn, kháng sinh và chống các loại nấm trong thành phần hoạt động allicin của nó. Ở trong tỏi đen, S-allylcysteine hỗ trợ sự hấp thụ allicin. Giúp cho sự hấp thụ, chuyển hóa allicin dễ dàng hơn. Do đó, thúc đẩy mạnh mẽ khả năng tự bảo vệ của cơ thể chống lại vi khuẩn, vi rút xâm nhập, nhiễm trùng.

Tỏi tươi là loại thực phẩm có tính chống ô-xy hóa rất cao. Thế nhưng, tỏi đen được chứng minh có đặc điểm chống ô-xy hóa cao gấp 2 lần tỏi tươi thông thường. Mà các chất chống ô-xy hóa sẽ bảo vệ tế bào khỏi bệnh tật, lão hóa. Cho nên, nó được tin là có thể làm chậm lại quá trình lão hóa cơ thể. Chính vì vậy, chúng đã trở thành loại thực phẩm lý tưởng để hỗ trợ điều trị cho các bệnh mãn tính như: bệnh tim, bệnh Alzheimer, các vấn đề về tuần hoàn, viêm khớp dạng thấp và nhiều loại bệnh mãn tính khác.

Các tác dụng khác của tỏi đen

Sự lên men tỏi tươi để hình thành nên tỏi đen làm giảm mùi hăng cay của tỏi tươi. Đồng thời, làm cho tép tỏi trở nên ngon miệng hơn, dễ ăn hơn nhiều. Bên cạnh đó, nó cũng khắc phục được một khuyết điểm khác của tỏi tươi là gây nên mùi hôi ở miệng sau khi ăn. Tỏi đen ăn ngay có hương vị như hoa quả sấy khô, ngọt và dẻo. Vì vậy, nó thường được dùng ăn kèm và trang trí trong nhiều món ăn ở các nhà hàng lớn.

Không những thế, ăn tỏi đen còn giúp bổ sung sức khỏe cho cơ thể, làm đẹp da và tăng cường chức năng sinh lý.

Các đối tượng nên dùng tỏi đen
  • Người giảm sức đề kháng
  • Người thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại
  • Bệnh nhân cao huyết áp, cholesterol cao
  • Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường
  • Phụ nữ mong muốn giữ gìn tuổi xuân
  • Nam giới cần thể lực cường tráng

Các đối tượng không nên dùng tỏi đen
  • Những người có các bệnh về mắt như: bệnh glucoma, đục thủy tinh thể, viêm kết mạc, đau mắt đỏ,…
  • Người bị dị ứng hoặc khó tiêu hóa khi ăn tỏi đen.
  • Có thể trạng yếu, sức đề kháng kém.
  • Đang bị tiêu chảy.
  • Người mắc các bệnh về gan và bị bệnh thận
  • Mắc bệnh huyết áp thấp.
  • Người đang sử dụng thuốc điều trị bệnh nặng.
  • Phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 2 tuổi

Nên sử dụng tỏi đen như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất?

Dùng tỏi đen đúng cách và khoa học giúp phát huy tối đa công dụng chữa bệnh.

Cách thứ nhất:

Bóc vỏ và ăn trực tiếp giúp cơ thể bạn hấp thu trọn vẹn giá trị dinh dưỡng. Sử dụng tỏi đen ăn trực tiếp nguyên củ còn góp phần hạn chế nguy cơ bị phản ứng với các thức ăn khác, làm mất đi hoặc giảm thiểu tác dụng của nó.

Theo các bác sĩ, mỗi ngày có thể ăn một đến ba củ tỏi đen, tương đương 3-5 gram. Khi ăn nên nhai kỹ để các thành phần phát huy công dụng. Tuy nhiên, không nên dùng quá liều lượng vì có thể gây những phản ứng ngược và tác dụng phụ.

Cách thứ hai:

Dùng rượu để ngâm tỏi đen. Tốt nhất là rượu nếp nguyên chất không có cồn. Uống mỗi ngày ít nhất một lần, mỗi lần 50 ml hoặc xắt thành lát nếu ăn chưa quen. Tuy nhiên, dù sử dụng dưới hình thức nào, tỏi nên được nghiền, nhai hoặc giã nát để phát huy tác dụng tốt hơn.

Cách làm tỏi đen cực đơn giản tại nhà

Nguyên liệu:
  • Tỏi: 1 kg (có thể nhiều hoặc ít hơn tùy vào nhu cầu của bạn).
  • Nồi cơm điện
  • Bia: 1 lon (theo tỉ lệ 1 lon bia cho 1 kg tỏi)
  • Giấy bạc

Cách làm:

B1: Làm sạch tỏi bằng cách lột bớt lớp vỏ bẩn ở bên ngoài. Cho tất cả vào một cái nồi hoặc thau. Sau đó đổ bia vào ngâm trong khoảng 30 phút. Chú ý, cách 5 phút đảo một lần để đảm bảo tất cả các củ tỏi đều được thấm bia (hay đúng hơn là ngấm men vi sinh từ bia)

B2: Sau khi ngâm được 30 phút, với tỏi ra và dùng giấy bạc để bọc lại. Phải bọc thật kỹ, không được có khe hở để quá trình lên men được tốt hơn.

B3: Cho bọc tỏi vào nồi cơm điện và bật chế độ hâm nóng (Warm) để giữ ấm cho tỏi trong suốt 15 ngày.

 

B4: Sau 15 ngày bạn sẽ thu hoạch được món tỏi đen, vỏ ngoài màu nâu và khi bóc vỏ sẽ có màu đen. Lấy tỏi đen ra xếp trên giá sắt và đem phơi nắng cho tỏi nguội và khô ráo sau đó cất tỏi đen trong hộp kín, bảo quản nơi thoáng mát dùng dần.

Lưu ý:

Trong 15 ngày ủ tỏi bạn có thể mở nắp nồi cơm điện để theo dõi quá trình tỏi lên men. Thời gian không được quá 5 phút vì nếu quá lâu sẽ làm nhiệt trong nồi giảm hẳn. Từ đó, ảnh hưởng đến quá trình ủ tỏi sẽ làm giảm chất lượng. Trong 15 ngày, bạn luôn luôn để chế độ giữ ấm, không được rút điện.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về tỏi đen cũng như những lợi ích của nó. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng mà không biết mua tỏi đen ở đâu. Hoặc lo lắng chúng có chất lượng hay không. Còn chần chờ gì nữa mà không thử ngay với phương pháp làm tỏi đen tại nhà cực đơn giản mà chúng tôi đã chia sẻ. Chúc các bạn thành công!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *