Đầu tư chứng chỉ quỹ an toàn, tối ưu hóa lợi nhuận cho nhà đầu tư

5/5 - (1 vote)

Chứng chỉ quỹ là một loại chứng khoán, xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư với phần vốn góp của họ trong quỹ đầu tư chứng khoán. Muốn tham gia đầu tư chứng chỉ quỹ cần: chọn đơn vị đầu tư uy tín, nghiên cứu, phân tích thị trường, mở tài khoản giao dịch, đặt lệnh.

Để đầu tư chứng chỉ quỹ hiệu quả cần lưu ý chọn đơn vị đầu tư có tiếng, các quỹ họ nắm giữ phát triển và đem lại lợi nhuận tốt. Muốn đánh giá được hiệu suất hoạt động của quỹ đầu tư nên dựa vào chỉ số NAVPS. Cũng như cổ phiếu, nhà đầu tư phải chấp nhận rủi ro có thể xảy ra trong quá trình giao dịch và luôn nắm rõ tính pháp lý của chứng chỉ quỹ cùng chi phí của quỹ đầu tư.

Những năm gần đây, thị trường chứng khoán Việt trên đà phát triển mạnh mẽ. Trong đó, chứng chỉ quỹ là một trong những kênh đầu tư được quan tâm đặc biệt bởi nhiều ưu điểm nổi bật.

1. Đầu tư chứng chỉ quỹ là gì?

Luật chứng khoán năm 2019 có quy định, chứng chỉ quỹ là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu, quyền lợi cũng như trách nhiệm của nhà đầu tư với phần vốn góp của họ trong quỹ đầu tư chứng khoán.

Đầu tư chứng chỉ quỹ nghĩa là việc bạn ủy thác vốn cho công ty quản lý quỹ nào đó để họ đầu tư và mang về lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Mệnh giá chứng chỉ quỹ chào bán trên thị trường là 10.000 VND.

Về bản chất, chứng chỉ quỹ khá giống cổ phiếu, đều là bằng chứng thể hiện quyền sở hữu và các đặc quyền của người sở hữu chúng. Tuy nhiên có thể kể đến các điểm khác biệt như sau:

Thứ nhất, mục đích đầu tư: Với cổ phiếu thì đó là phương tiện huy động vốn của các công ty. Còn chứng chỉ quỹ là phương tiện để thành lập nên một quỹ đầu tư chứng khoán.

Thứ hai, quyền quyết định: Người nắm giữ cổ phiếu có thể tự do biểu quyết và quản lý số cổ phần của mình, người nắm giữ chứng chỉ quỹ không có quyền quyết định nào hết, tất cả đều do công ty quản lý quỹ thực hiện.

Thứ ba, về trách nhiệm: Nếu mua/bán cổ phiếu thì nhà đầu tư phải tự đưa ra các quyết định từ việc theo dõi biến động để kiếm được lợi nhuận. Còn mua chứng chỉ quỹ, tất cả những điều này đều sẽ do công ty quản lý quỹ thay mặt nhà đầu tư làm.

Bởi vậy, không nhất thiết phải là chuyên gia tài chính mới mua được chứng chỉ quỹ, những ai không có nhiều thời gian cũng ít kiến thức đầu tư nhưng có khoản tiền nhàn rỗi thì hoàn toàn có thể đầu tư vào chứng chỉ quỹ.

2. Cách tham gia đầu tư chứng chỉ quỹ

Để có thể tham gia đầu tư chứng chỉ quỹ thì bạn cần:

Trước hết, chọn đơn vị đầu tư uy tín. Tại Việt Nam hiện nay, nhà đầu tư có thể chọn mua chứng chỉ quỹ tại các công ty chứng khoán như SSI, VNDirect, HSC… tiếp theo là các ứng dụng đầu tư tài chính trực tuyến như TOPI, Finhay, FMarket… một số ngân hàng cũng có quản lý các quỹ này có thể kể đến TPbank, Techcombank, MB, Vietcom cùng một số công ty bảo hiểm có ký quỹ tại các ngân hàng như Manulife..
Bước tiếp theo, nghiên cứu, phân tích thị trường:

Cách tham gia đầu tư chứng chỉ quỹ

Tuy người đầu tư vào chứng chỉ quỹ không cần biết quá nhiều thông tin về thị trường chứng khoán vậy những vẫn phải hiểu những kiến thức cơ bản nhất. Ví dụ sản phẩm mà mình đầu tư là gì, khả năng phát triển và sinh lời trong tương lai là như thế nào? Đương nhiên, đội ngũ chuyên gia của công ty quản lý quỹ là người thực hiện chính công việc đầu tư và phân tích các rủi ro, tiềm năng phát triển… nhưng vì đó là tiền của bạn nên chắc chắn bạn phải quan tâm cho thật sát sao.

Kế tiếp, mở tài khoản giao dịch:

Bạn có thể mở tài khoản giao dịch chứng chỉ quỹ theo mẫu của các đơn vị đã nêu ở bước đầu. Sẽ có nhân viên tư vấn cụ thể giúp bạn về các hình thức đầu tư, thường thì là đầu tư định kỳ (SIP).

Cuối cùng, đặt lệnh:

Giao dịch tối thiểu là 500.000 VND, thời gian xác nhận giao dịch là khoảng 3 ngày.

Giá mua sẽ được xác định theo giá trị tài sản ròng của ngày gần nhất sau ngày đăng ký.

Giá bán của chứng chỉ quỹ được tính theo giá trị tài sản ròng và được thanh toán sau 4 ngày làm việc.

Có 2 hình thức thanh toán và nhận tiền: một là trực tiếp qua công ty quản lý quỹ, hai là qua tài khoản ngân hàng giám sát.

3. Những lưu ý giúp đầu tư chứng chỉ quỹ hiệu quả

Một số lưu ý khi bỏ vốn đầu tư chứng chỉ quỹ:

Đầu tiên, nên chọn công ty quản lý quỹ uy tín, các quỹ họ đang nắm giữ phát triển tốt, đem lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư. Vì những giao dịch mua/bán chứng chỉ quỹ và đầu tư vào các danh mục là do chịu trách nhiệm. Nhà đầu tư nên dành thời gian để tìm hiểu về kết quả hoạt động cũng như các điều lệ, hạng mục đầu tư và đội ngũ làm việc trong đơn vị mà mình quyết định lựa chọn.

Thứ hai, muốn đánh giá được hiệu suất hoạt động của quỹ đầu tư nên dựa vào chỉ số giá trị tài sản ròng trên chứng chỉ quỹ – NAVPS. Dựa vào giá trị tăng giảm của nó, người đầu tư có thể đánh giá được vốn của mình liệu có được đầu tư hiệu quả không khi lựa chọn đơn vị quản lý quỹ này.

NAVPS được cấu thành bởi 3 yếu tố: vốn điều lệ, vốn được hình thành từ lợi nhuận để lại và vốn chênh lệch có được sau khi phát hành cổ phiếu cộng thêm các quỹ dự trữ phát triển dự phòng.

Công thức tính NAVPS = Giá trị tài sản ròng của quỹ chia cho Tổng chứng chỉ quỹ đã phát hành.

Thứ ba, nhà đầu tư phải chấp nhận rủi ro có thể xảy ra và các rủi ro có thể là: Rủi ro do biến động tài sản đầu tư cơ sở, rủi ro đến từ công ty phát hành cổ phiếu bị phá sản…

Thứ tư, nhà đầu tư cần phải nắm rõ tính pháp lý của chứng chỉ quỹ, bởi Quỹ có nguy cơ bị thoái vốn bất cứ lúc nào nếu xảy ra sức ép từ các cổ đông chính.

Cuối cùng, nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố về chi phí của quỹ đầu tư, cả tỷ lệ chi phí, tỷ lệ thu nhập của quỹ. Biến động khác nhau cũng khiến giá chứng chỉ quỹ thay đổi. Thêm nữa, khi mua chứng chỉ quỹ nhà đầu tư sẽ phải trả một vài loại thuế phí khác, chẳng hạn: Phí phát hành chứng chỉ quỹ (phí mua).

Tóm lại, chứng chỉ quỹ là một kênh đầu tư tài chính tiềm năng mà nhà đầu tư không thể bỏ qua, nó hầu như phù hợp hết với những người bình thường không có nhiều chuyên môn mà vốn đầu tư lại khá nhỏ. Hãy là nhà đầu tư thông minh cân nhắc kĩ lưỡng được – mất mô hình này trước khi đưa ra quyết định nhé!

Tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị tại: sixdegreesfromdave.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *