HDR là gì? Có nên sử dụng HDR hay không?

Rate this post

HDR là gì? Bạn thường hay nghe đến chụp hình HDR nhưng không biết gì về nó. Bạn thắc mắc chụp hình HDR thì có gì khác biệt? Vậy, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để giải đáp những câu hỏi ấy nhé!

HDR là gì?

HDR là viết tắt của High Dynamic Range (dải tương phản động mở rộng). Đây là  quá trình làm tăng phạm vi nhạy sáng (tăng dải chênh lệch sáng – tối), được sử dụng để thể hiện cảnh vật chính xác hơn và tạo cảm giác ảnh nét hơn.

Dynamic Range là khái niệm dùng để chỉ sự khác biệt cao nhất giữa vùng sáng và vùng tối mà các thiết bị có thể ghi nhận hoặc thể hiện lại. Dynamic Range của máy ảnh số, camera điện thoại, màn hình, máy in… là khác nhau.

Cơ chế hoạt động của HDR

HDR trên điện thoại

Bây giờ các nhà sản xuất đã tích hợp công nghệ chụp ảnh HDR trên các dòng điện thoại smartphone. Nó sẽ thực hiện tất cả các công việc trên một cách tự động.

Về cơ bản HDR vẫn là chụp các hình ảnh ở những độ sáng khác nhau và gộp lại. Nhưng chỉ với mục đích đơn giản hơn là cân bằng ánh sáng để hình không bị quá tối khi chụp ngược sáng và tăng cường chi tiết trên đối tượng. Quá trình này được thực hiện hoàn toàn tự động. Điện thoại sẽ chụp hình, ghép và xử lý chúng để cho ra một hình HDR.

HDR trên máy ảnh

Các bức ảnh HDR thường được tạo ra bằng cách chụp nhiều ảnh liên tiếp với các giá trị phơi sáng khác nhau.

Thông thường, để có được một tấm hình HDR. Người chụp cần tới nhiều hơn 2, 3 tấm hình với các giá trị phơi sáng (EV) khác nhau. Đó có thể là 3 tấm, 5 tấm thậm chí là 9 tấm với độ sáng khác nhau (quá thừa sáng, thừa sáng, bình thường, thiếu sáng và quá thiếu sáng). Sau đó chép vào máy tính dùng photoshop (hoặc ứng dụng chỉnh sửa ảnh). Tiếp theo sử dụng chức năng HDR để kết hợp ảnh lại với nhau. Ảnh cuối cùng được tạo ra có các chi tiết độ sáng tối thể hiện rõ trên khung hình. Từ đó, tạo ra những bức ảnh đẹp và đầy tính nghệ thuật.

Có những phần mềm HDR nào?

Hiện nay có rất nhiều phần mềm HDR. Tuy nhiên theo sự bình chọn của người dùng. Phần mềm photomatix và Luminance HDR là hai phần mềm với nhiều tính năng vượt trội hơn cả.

Photomatix

Phần mềm Photomatix

Phần mềm này với ưu điểm là nhanh chóng, mạnh mẽ và đầy đủ tính năng. Với những ưu điểm tuyệt vời này, việc sử dụng photomatix sẽ đến cho bạn những trải nghiệm vô cùng thú vị. Nhưng song hành với nó, để sử dụng được người dùng sẽ phải trả phí.

Luminance HDR

Phần mềm Luminance HDR

Khác với Photomatix, đây là một phần mềm miễn phí. Với nhiều tính năng chỉnh sửa linh hoạt, Luminance HDR  được rất nhiều người dùng ưa chuộng. Bạn có thể tạo nên những bức ảnh đẹp nhất bằng 6 thuật toán trộn ảnh khác nhau. Nếu bạn muốn sử dụng tính năng HDR để đem lại cho mình cái nhìn thực tế hơn thông qua các bức ảnh mà lại không tốn một đồng chi phí nào. Thì lúc này, phần mềm luminance HDR là một sự lựa chọn thích hợp. Giúp đáp ứng nhu cầu đó của bạn.

Các trường hợp nên và không nên khi sử dụng HDR

HDR có thể là một công cụ tuyệt vời nhưng đôi khi nó cũng có thể khiến cho ảnh của bạn trở nên tồi tệ hơn. Vì thế, tùy thuộc vào mục đích cũng như điều kiện xung quanh mà bạn lựa chọn có nên sử dụng HDR hay không.

Nên sử dụng HDR khi:

Chụp phong cảnh

Những bức ảnh phong cảnh lớn thường có nhiều sự tương phản giữa bầu trời và đất – nước. Chính vì vậy, điều này thật khó cho các Camera thông thường của bạn để xử lý chỉ trong một bức ảnh. Với HDR, bạn có thể chụp được chi tiết của bầu trời, cũng như hình ảnh được sáng đầy đủ.

Chụp ảnh chân dung dưới ánh nắng mặt trời

Như các bạn đều biết rằng thì ánh sáng là một trong những thứ quan trọng nhất của một bức ảnh đẹp, nhưng quá nhiều ánh sáng từ mặt trời có thể làm ảnh xấu đi vì quá chói lóa và các hiệu ứng khác nữa. Nhưng khi có HDR thì nó có thể thậm chí là tất cả mọi thứ trông đẹp hơn rất nhiều.

Các cảnh Low-Light và Backlit

Nếu ảnh của bạn trông quá đậm màu – điều này thường xảy ra nếu khung cảnh xung quanh có quá nhiều ánh sáng nền – HDR có thể làm sáng nền trước mà không cần hiệu chỉnh phần ánh sáng của bức ảnh.

Lưu ý: Nên giữ cho máy ảnh càng tĩnh càng tốt, chụp ảnh phong cảnh, chụp ảnh ngược sáng, vì những điều kiện này giúp tối ưu hóa tối đa khả năng của HDR là bổ sung độ sáng, làm rõ chi tiết cũng như cải thiện màu sắc.

Không nên sử dụng HDR khi:

Ảnh đang có vật thể chuyển động

Nếu bất kỳ vật thể nào đang di chuyển (người, xe, động vật…). HDR sẽ chỉ làm cho hình ảnh bị mờ nhiều hơn mà thôi. Hãy nhớ rằng, HDR có ít nhất ba hình ảnh. Do đó nếu cảnh chụp của bạn có nhiều vật di chuyển giữa lần chụp đầu tiên và lần thứ hai, hình ảnh cuối cùng của bạn sẽ không được đẹp lắm.

Cảnh có độ tương phản cao

Một số ảnh trông đẹp hơn với sự tương phản rõ ràng giữa phần tối và phần sáng của ảnh. Nếu bạn dùng HDR, nó sẽ tự cân bằng độ sáng tối nên sẽ mất đi điều này. Đồng thời, ở những nơi có độ tương phản cao, dùng HDR cũng sẽ làm cho ảnh bị nhòe đi.

Màu sắc quá sinh động

Nếu cảnh chụp của bạn quá tối hoặc quá sáng, HDR có thể sẽ giúp hình ảnh bên trong được hạ xuống nhằm giúp tạo cho một bức hình được hài hoài. Tuy nhiên, nếu bạn đang ở một nơi có màu sắc rất sống động, HDR sẽ không thể nhận diện đủ, làm cho ảnh bị chói màu hơn.

Tránh sử dụng với đèn Flash

Trong HDR khiến ảnh bị dư sáng sớm hơn mức cần thiết. Các chi tiết nhận ánh sáng từ đèn dễ bị cháy và mất chi tiết.

Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên đây về khái niệm HDR. Về việc làm thế nào để sử dụng nó một cách có hiệu quả của chúng tôi sẽ giúp bạn có thể lựa chọn được chế độ thích hợp cho mỗi bức ảnh của mình. Chúc các bạn thành công!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *