Chính sách tiền tệ được biết tới là chính sách quản lý cung tiền của cơ quan quản lý tiền tệ, nhằm đạt được những mục tiêu như ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vô cùng hiệu quả. Đây là công cụ có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc điều hành và ổn định nền kinh tế vĩ mô. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm về chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ (monetary policy) – hay còn gọi là chính sách lưu thông tiền tệ là quá trình quản lý nguồn cung tiền của ngân hàng trung ương nhằm đạt các mục tiêu như ổn định và tăng trưởng kinh tế, tăng GDP, kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái, giảm thất nghiệp…
Trong điều hành nền kinh tế vĩ mô thì chính sách tiền tệ là công cụ quan trọng và hữu hiệu của chính phủ để thúc đẩy nền kinh tế quốc gia.
Vai trò của chính sách tiền tệ
Dù là chính sách tiền tệ nới lỏng hay thắt chặt thì cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp.
Theo đó, muốn giảm tỷ lệ thất nghiệp thì phải chấp nhận tăng lạm phát, tuy nhiên cần khống chế tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá mức tăng thất nghiệp tự nhiên.
Chính sách tiền tệ phải hướng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế thông qua tăng hoặc giảm khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế. Theo đó, việc tăng hay giảm lượng tiền tệ đều tác động mạnh đến lãi suất và số cầu tổng quát, từ đó ảnh hưởng đến sự gia tăng đầu tư sản xuất và tổng sản lượng quốc gia, nghĩa là tác động đến sự tăng trưởng của cả nền kinh tế
Giá cả các mặt hàng ổn định, không có nhiều biến động bất thường sẽ giúp cho Nhà nước hoạch định phương hướng phát triển kinh tế hiệu quả, tạo ra môi trường đầu tư ổn định và góp phần thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy các cá nhân và doanh nghiệp sản xuất, đem lại nguồn lợi cho toàn xã hội..
Dựa trên các quỹ cho vay được tạo lập từ chính nguồn tiền gửi của và với hệ thống lãi suất linh hoạt, phù hợp với cơ chế thị trường.
Đối với thị trường ngoại hối, ổn định tỉ giá sẽ củng cố niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài bởi nếu có ý định đầu tư vào một quốc gia, họ sẽ xem xét chính sách và sự biến động tỷ giá của quốc gia đó.
Hướng đi nào cho chính sách tiền tệ của Việt Nam
Năm 2011 có thể được coi là một dấu mốc quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, khi tốc độ tăng trưởng tín dụng lần đầu tiên được điều chỉnh về quỹ đạo chung so với các nước trong khu vực. Lần đầu tiên tăng trưởng tín dụng được kéo xuống mức dưới 20%/năm. Tín dụng sụt giảm đột ngột đã khiến nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động và tuyên bố phá sản, dẫn đến tăng trưởng GDP sụt giảm – 5,7%/năm trong giai đoạn 2011-2014. Đây được coi là hệ quả tất yếu trong trung hạn đối với nền kinh tế khi mục tiêu ưu tiên hơn là xử lý nợ xấu, tái cấu trúc nền kinh tế, và đổi mới mô hình tăng trưởng.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng đã xuống mức dưới 3% trong năm 2015, so với mức đỉnh điểm khoảng 9% trong giai đoạn 2011-2012. Nợ xấu giảm là tiền đề quan trong cho tín dụng tăng trưởng trở lại, đạt mức 17,3% và 18,7% trong hai năm 2015 và 2016, cao hơn mức trung bình là 13,6%/năm trong giai đoạn siết chặt tín dụng 2011-2014. Tín dụng tăng trưởng trở lại là một tín hiệu tốt đối với nền kinh tế, tuy nhiên câu hỏi đặt ra ở đây là liệu tăng trưởng tín dụng xoay quay mức 20%/năm có phải có phải là “mỏ neo” cần thiết cho giai đoạn phát triển 2016-2020 của Việt Nam?
Tốc độ tăng trưởng tín dụng trong hai năm gần đây cho thấy dường như Ngân hàng Nhà nước đang rất nỗ lực trong việc tạo ra một “mỏ neo” cho kỳ vọng về lạm phát ở Việt Nam. Mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào việc “bơm” tín dụng trong giai đoạn 2001-2010 đã tạo ra một hiệu ứng tâm lý bất ổn – lạm phát gia tăng và khó đoán định, ăn sâu vào suy nghĩ của người dân và doanh nghiệp. Tâm lý bất ổn này đã làm cho kỳ vọng về lạm phát ở Việt Nam được “neo” ở mức cao.
Xem thêm bài viết liên quan: Đầu tư chứng chỉ quỹ an toàn, tối ưu hóa lợi nhuận cho nhà đầu tư